Trong môi trường làm việc và học tập ngày nay, việc nâng cao sự tập trung là yếu tố “then chốt” tác động một phần không nhỏ vào hiệu quả công việc và học tập của bạn. Dù bạn đang làm dự án, ôn thi hay giải quyết công việc,… thì cải thiện tập trung là yếu tố cần có để mang lại thành công nhất định. Vậy làm thế nào để nâng cao sự tập trung? – Famax sẽ gợi ý cho bạn 9 phương pháp tuyệt vời, đơn giản bạn có thể áp dụng ngay nhé!
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung
Khó khăn trong việc duy trì sự tập trung có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau xung quanh chúng ta. Những nguyên nhân thường hay gặp phải, có thể là sự gián đoạn từ đồng nghiệp, sự phân tâm đến từ những tác động bên ngoài như: bạn bè, người thân,… trong gia đình hay thậm chí là những thông báo từ các nền tảng mạng xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề mất tập trung cũng có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần tiềm ẩn. Một số vấn đề phổ biến có thể kể đến như:
– ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) có thể tạo ra những khó khăn trong việc ghi nhớ và học tập cho cả người lớn lẫn trẻ em. Những người mắc chứng rối loạn này thường gặp phải các vấn đề như: Mất tập trung, hiếu động thái quá và hành vi bốc đồng kéo dài.
– Rối loạn hoặc suy giảm chức năng nhận thức có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng duy trì sự tập trung và tiếp thu kiến thức. Những rối loạn này có thể bao gồm sự chậm phát triển, khuyết tật, chấn thương não hoặc các tình trạng thần kinh gây rối loạn chức năng não bộ.
– Rối loạn sức khỏe tinh thần chưa được điều trị như trầm cảm hoặc lo âu, không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và các triệu chứng cảm xúc, mà còn có thể khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc ghi nhớ thông tin mới.
– Chấn thương đầu có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ. Mặc dù các vấn đề này thường chỉ là tạm thời, nhưng quá trình hồi phục có thể kéo dài và trong thời gian đó, chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung.
– Tật viễn thị và các vấn đề về thị lực khác có thể gây ra những trở ngại trong việc duy trì sự chú ý và tập trung. Nếu bạn cảm thấy khó tập trung hơn bình thường, thường xuyên bị đau đầu hoặc có cảm giác phải nheo mắt, nên đi kiểm tra mắt để loại trừ các vấn đề về thị giác.
Xem thêm: Bổ não CEREMAX FOCUS được chuyên gia não bộ khuyên dùng
Sản phẩm bổ não Ceremax – Bổ não công nghệ mới
9 phương pháp giúp nâng cao sự tập trung
Để giúp bạn tập trung cao độ hơn, dưới đây là một số phương pháp hay, hãy thử ngay bạn nhé!
1. Rèn luyện trí não
Một số trò chơi có thể giúp cải thiện sự tập trung như: Sudoku, cờ vua, câu đố ô chữ, ghép hình, tìm từ trong mớ xáo trộn và trò chơi trí nhớ.
Nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ với 4.715 người cho thấy, việc dành 15 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần cho các bài tập trí tuệ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tập trung. Những trò chơi này giúp tăng cường khả năng làm việc, cải thiện trí nhớ ngắn hạn và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
Với trẻ em, cha mẹ có thể khuyến khích các hoạt động như: Giải câu đố chữ, ghép hình hoặc chơi trò chơi trí nhớ. Ngay cả việc tô màu cũng giúp tăng cường sự tập trung ở cả trẻ em và người lớn. Mặc dù tuổi tác có thể làm giảm khả năng tập trung và trí nhớ, các nghiên cứu cho thấy việc rèn luyện trí não vẫn hiệu quả với người cao tuổi.
2. Cải thiện giấc ngủ
Thiếu ngủ là một trong số những nguyên nhân gây gián đoạn khả năng tập trung, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức khác như trí nhớ và sự chú ý. Mặc dù đôi khi thiếu ngủ không gây ra vấn đề nghiêm trọng, nhưng tình trạng mất ngủ kéo dài có thể tác động xấu đến tâm trạng và hiệu quả công việc. Mất ngủ cũng làm giảm tốc độ phản xạ và ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc thực hiện các công việc hàng ngày khác.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị người trưởng thành nên ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Việc cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể bắt đầu bằng cách tắt tivi, loại bỏ các thiết bị điện tử khỏi phòng ngủ, duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ và thoải mái, cũng như thư giãn trước khi ngủ bằng cách nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm hoặc đọc sách.
Bạn cũng có thể cải thiện tình trạng mất ngủ bằng cách duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần, để tạo nên một nhịp sinh học ổn định đồng thời tập thể dục đều đặn, nhưng tránh vận động mạnh gần giờ đi ngủ.
3. Luyện tập thể dục, thể thao
Việc nâng cao sự tập trung là một trong những lợi ích đáng kể của việc tập thể dục đều đặn. Tập thể dục không chỉ có tác dụng đối với sức khỏe tổng thể mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2018 trên tạp chí Biomed Research International, đã khảo sát 116 học sinh lớp 5 và kết luận rằng hoạt động thể chất hằng ngày có thể cải thiện cả sự tập trung và khả năng chú ý chỉ sau 4 tuần. Thêm vào đó, các bài tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải có thể giúp ngăn ngừa sự suy giảm trí nhớ do chứng teo não liên quan đến tuổi tác.
4. Dành thời gian với thiên nhiên
Nếu bạn muốn nâng cao sự tập trung một cách tự nhiên, hãy ra ngoài hàng ngày, chỉ cần 15 – 20 phút. Bạn có thể dạo bộ trong công viên hoặc ngồi thư giãn trong vườn hoặc sân sau.
Nhiều nghiên cứu về trẻ em đã chỉ ra rằng tiếp xúc lâu dài với cây xanh, dù là ở nhà hay khu vực xung quanh, có thể cải thiện sự chú ý và hỗ trợ phát triển não bộ.
5. Thiền
Thực hành thiền định và chánh niệm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cải thiện sự tập trung, trí nhớ và các khả năng nhận thức khác. Thiền không chỉ là ngồi im lặng, mà bao gồm các hoạt động như yoga, thở sâu và nhiều hình thức khác.
6. Nghỉ ngơi
Trong quá trình làm việc hoặc học tập, nếu bạn đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu nhưng không thể tập trung, bạn có thể đứng dậy, thư giãn hoặc nghỉ ngơi một lát, ăn nhẹ hoặc uống nước để xua tan căng thẳng và lo âu. Khi quay lại công việc, khả năng tập trung sẽ được cải thiện, bạn sẽ có nhiều động lực hơn và sự sáng tạo cũng sẽ tăng lên.
7. Nghe nhạc
Nghe nhạc trong khi làm việc hoặc học tập có thể cải thiện khả năng tập trung. Bạn có thể chọn âm thanh thiên nhiên hoặc tiếng ồn trắng để hỗ trợ sự chú ý và các chức năng khác của não bộ. Các chuyên gia đều khuyến khích rằng nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc baroque, nhạc không lời và âm thanh thiên nhiên là những lựa chọn lý tưởng giúp tăng cường sự tập trung.
8. Thay đổi chế độ ăn uống
Thực phẩm có ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức, bao gồm khả năng tập trung và trí nhớ. Để cải thiện sự tập trung, bạn nên tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chứa quá nhiều đường và các món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo. Để tăng cường khả năng tập trung, hãy thử bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm như cá béo, trứng, quả việt quất, rau cải… Ngoài ra, uống đủ nước cũng rất quan trọng vì ngay cả khi cơ thể bị thiếu nước nhẹ, bạn cũng sẽ cảm thấy khó duy trì sự tập trung.
Ăn sáng có thể giúp bạn cải thiện sự tập trung ngay từ đầu ngày. Hãy chọn một bữa sáng ít đường bổ sung, giàu protein và chất xơ. Bột yến mạch, sữa chua nguyên chất với trái cây hoặc bánh mì ngũ cốc nướng với trứng đều là những sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng.
9. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe não bộ
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ nâng cao sự tập trung và cải thiện nhận thức, bạn cũng có thể tìm hiểu một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe não bộ có thành phần từ thảo dược. Những thực phẩm này giúp hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện trí nhớ, giảm tình trạng suy giảm sự chú ý, và giảm căng thẳng thần kinh.
Trên đây là bài viết về “9 phương pháp giúp nâng cao sự tập trung” được chia sẻ bởi Famax. Hy vọng rằng những phương pháp trên sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tập trung và nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên, mỗi người đều có những đặc điểm và nhu cầu khác nhau, vì vậy việc áp dụng các phương pháp này cần phải linh hoạt và thử nghiệm để tìm ra cách phù hợp nhất với bản thân. Nếu bạn đang tìm hiểu thực phẩm bảo vệ sức khỏe não bộ hay đang gặp bất kỳ vấn đề về bệnh lý liên quan tới não, hãy liên hệ với chúng tôi với tổng đài MIỄN CƯỚC: 1800 2268 để được các chuyên gia Famax tận tình tư vấn!