Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, đảm nhận hơn 500 vai trò khác nhau nhằm hỗ trợ duy trì sự sống và sức khỏe tổng thể. Thế nhưng, không phải ai cũng biết điều này. Vì vậy, bạn cần “nằm lòng” 7 chức năng gan để chăm sóc và bảo vệ gan hiệu quả.
7 chức năng gan giúp cơ thể khỏe mạnh
Gan là một cơ quan vô cùng quan trọng đối với con người và tất cả các loài động vật có xương sống. Đây là cơ quan phải hoạt động không ngừng nghỉ, 24/24 giờ mỗi ngày. Cứ mỗi hai phút, toàn bộ lượng máu trong cơ thể sẽ đi qua gan một lần, mang theo các dưỡng chất cần thiết và cả các chất độc hại mà gan phải phân loại và xử lý.
Với hơn 500 chức năng khác nhau, gan đảm nhiệm nhiều vai trò trong cơ thể. Một số chức năng nổi bật của gan không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn quyết định sự sống của con người. Dưới đây là 7 chức năng gan chủ yếu mà bạn cần biết:
1. Chức năng chuyển hóa dinh dưỡng
Chức năng chuyển hóa các dưỡng chất thành năng lượng là một trong những vai trò quan trọng nhất của gan. Mặc dù quá trình chuyển hóa diễn ra ở nhiều cơ quan trong cơ thể, nhưng gan chính là nơi thực hiện quá trình này mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Đây là trung tâm diễn ra quá trình chuyển hóa sinh học – Nơi các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được xử lý và chuyển đổi thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể hoạt động.
– Chức năng chuyển hóa glucid của gan: Glucid là nguồn năng lượng cơ bản, cung cấp khoảng 2/3 năng lượng cần thiết cho cơ thể. Gan thực hiện chức năng này bằng cách tích trữ glucid dưới dạng glycogen.Khi cơ thể cần năng lượng, gan sẽ phân giải glycogen thành glucose để cung cấp cho các hoạt động sống.
– Chuyển hóa lipid tại gan: Quá trình này chủ yếu diễn ra tại gan, nơi các acid béo được tiếp nhận và chuyển hóa thành các chất béo trung tính như triglycerid, phospholipid và cholesterol. Từ những hợp chất này, gan tiếp tục tổng hợp lipoprotein, đưa vào dòng máu và vận chuyển đến các mô, cơ quan trên toàn cơ thể để cung cấp năng lượng và duy trì chức năng tế bào.
– Chức năng chuyển hóa protein của gan: Gan là một trung tâm chuyển hóa – Nơi lưu trữ protein quan trọng nhất trong cơ thể. Tại đây, protein được tích trữ dưới dạng enzyme và một số protein chức năng. Khi các protein này bị phân hủy, chúng sẽ tạo thành các phân tử acid amin nhỏ hơn, sau đó được đưa vào máu và vận chuyển đến các tế bào khác trong cơ thể.
Xem thêm: Giải độc gan Lifamax nhận giải thưởng Sản phẩm chất lượng hàng đầu Châu Á năm 2024 | VTC6 đưa tin
2. Chức năng đào thải độc tố
Cùng với chức năng chuyển hóa, khả năng thải độc của gan cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể.
Gan được xem như một “lá chắn thép” bảo vệ cơ thể, có tác dụng ngăn chặn các chất độc hại như: thực phẩm ô nhiễm, hóa chất, thuốc gây hại cho gan,… từ đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, gan còn có nhiệm vụ giảm độc tố và đào thải các sản phẩm dư thừa sinh ra trong quá trình chuyển hóa.
Cơ chế chống độc và đào thải độc tố của gan được thực hiện qua hai cơ chế chính:
– Thải độc qua các phản ứng hóa học: Đây là con đường thải độc chủ yếu của gan, nhằm chuyển hóa các chất độc hại thành các hợp chất ít độc hơn hoặc không độc. Quá trình này được thực hiện thông qua các phản ứng sinh hóa và chu trình chuyển hóa đặc trưng như: Phản ứng tạo ure, phản ứng liên hợp và phản ứng oxy hóa khử.
– Cơ chế thải độc qua việc cố định và loại bỏ: Cơ chế này chủ yếu được áp dụng để đào thải một số kim loại nặng và các chất màu. Những chất này sẽ được gan giữ lại mà không thay đổi cấu trúc, sau đó đào thải trực tiếp qua đường mật, giúp cơ thể loại bỏ các chất độc này một cách hiệu quả.
3. Chức năng tạo mật
Mật là một dịch tiêu hóa do gan tiết ra, có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp ruột non phân giải và hấp thu chất béo, các vitamin tan trong dầu, cholesterol và các chất dinh dưỡng khác. Thành phần chính của mật bao gồm: muối mật, bilirubin, cholesterol, các chất điện giải và nước. Các tế bào gan có chức năng sản xuất và bài tiết mật liên tục, sau đó mật được đưa về túi mật để dự trữ và sẵn sàng bơm xuống ruột non khi cần thiết để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Vì vậy, khi tế bào gan bị suy giảm chức năng, khả năng tiết mật cũng sẽ giảm theo, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu và giảm khả năng hấp thu chất béo và các vitamin cần thiết.
4. Chức năng dự trữ
Gan không chỉ là cơ quan tham gia vào quá trình chuyển hóa, mà còn đóng vai trò là kho lưu trữ quan trọng của nhiều dưỡng chất, sẵn sàng cung cấp khi cơ thể cần. Chính nhờ vào chức năng này, khi gan hoạt động bình thường, nồng độ của nhiều chất trong cơ thể sẽ luôn duy trì ở mức ổn định và cân bằng. Một số dưỡng chất chính được lưu trữ trong gan bao gồm:
– Các vitamin tan trong dầu (như vitamin A, E, K, D…): Gan không chỉ giúp tăng cường khả năng hấp thu các vitamin này thông qua dịch mật, mà còn đóng vai trò là nơi dự trữ chúng.
– Vitamin B12: Sau khi được hấp thụ, vitamin B12 sẽ được vận chuyển về gan và lưu trữ tại đây, giải phóng dần dần để cơ thể sử dụng. Lượng vitamin B12 dự trữ trong gan rất lớn, đủ để cung cấp cho cơ thể trong khoảng 2 năm dưới điều kiện bình thường.
– Sắt: Khoáng chất này được lưu trữ trong gan dưới dạng kết hợp với apoferritin (một protein không chứa sắt). Từ gan, sắt sẽ được vận chuyển dần dần đến tủy xương và tham gia vào quá trình tạo hồng cầu mới.
– Máu: Gan là cơ quan nhận lượng máu lớn nhất trong cơ thể. Đây là đặc điểm cấu tạo của gan, với các xoang mạch giúp gan có khả năng giãn nở và chứa được lượng máu nhiều hơn bình thường.
5. Chức năng điều hòa quá trình đông máu
Như đã đề cập trước đó, gan là cơ quan lưu trữ các vitamin tan trong dầu, bao gồm cả vitamin K. Ngoài ra, gan còn tham gia vào quá trình sản xuất nhiều yếu tố quan trọng trong đông máu như: Fibrinogen, prothrombin, proaccelerin, proconvectin, yếu tố chống chảy máu A.
Gan cũng đóng vai trò trong việc sản xuất một lượng lớn chất chống đông máu có tên là heparin. Chính vì vậy, gan là cơ quan chủ yếu điều phối quá trình đông máu. Khi chức năng gan bị suy giảm, quá trình đông máu sẽ bị rối loạn, làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người mắc các bệnh lý về gan.
6. Tham gia vào quá trình tạo máu
Chức năng này được gan thực hiện ngay từ tháng thứ 3 của thai kỳ, khi nó là cơ quan chính sản xuất hồng cầu cho thai nhi. Sau khi em bé chào đời, tủy xương sẽ tiếp quản vai trò sản xuất hồng cầu cho cơ thể. Đồng thời, gan sẽ chuyển sang nhiệm vụ sản xuất các protein cần thiết cho vòng đời của hồng cầu bao gồm: Globin, lipoprotein, phospholipid, vitamin B12, axit folic và sắt dưới dạng ferritin.
Ngoài ra, gan còn là nơi lưu trữ lượng máu lớn nhất trong cơ thể. Lượng máu này sẽ được huy động vào hệ tuần hoàn khi cơ thể cần, giúp duy trì sự cân bằng và đáp ứng các nhu cầu sinh lý.
7. Chức năng miễn dịch
Ngoài chức năng thải độc và bảo vệ cơ thể, gan còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch. Vì gan là một phần của hệ thống thực bào đơn nhân – Một mạng lưới các tế bào miễn dịch có khả năng nuốt, tiêu diệt các vi khuẩn, mảnh vụn tế bào, virus cùng các tác nhân gây hại khác xâm nhập vào gan từ đường tiêu hóa.
Cách duy trì và tăng cường sức khỏe gan
Mặc dù gan đảm nhận nhiều chức năng quan trọng, nhưng đây lại là cơ quan rất dễ bị ảnh hưởng và tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài như: Vi khuẩn, virus, hóa chất và các tác nhân gây hại khác. Để duy trì một lá gan khỏe mạnh và tăng cường chức năng gan, bạn nên:
– Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá. Đặc biệt, đối với người mắc bệnh gan, cần tuyệt đối kiêng rượu bia và các đồ uống có cồn.
– Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn thực phẩm sạch, ăn uống đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất. Nên ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho gan, tươi mới, giàu chất xơ và vitamin.
– Chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nước trái cây, rau củ để tăng cường vitamin có lợi cho gan.
– Tăng cường vận động, tập thể dục và duy trì thói quen thể thao thường xuyên.
– Tiêm đầy đủ các vaccine phòng ngừa viêm gan virus.
– Khám sức khỏe gan và mật định kỳ, thông thường là 6 tháng một lần.
– Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe gan: Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn hợp lý, lối sống lành mạnh thì bạn cũng có thể tham khảo một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe gan, giúp hỗ trợ giải độc gan, mát gan và bảo vệ gan.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về 7 chức năng gan và tầm ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể. Hy vọng qua bài viết này của Famax, bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò thiết yếu của gan cùng cách bảo vệ và duy trì chức năng gan để có một cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các biện pháp chăm sóc sức khỏe gan, đừng ngần ngại liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC: 1800 2268, đội ngũ chuyên gia Famax luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc sức khỏe.