Phát hiện sớm, điều trị tốt viêm mũi dị ứng

Bìa W (2)

Nội dung bài viết

  • 8:14 min

  • 0 comments

Viêm mũi dị ứng, là căn bệnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Vậy dấu hiệu nhận biết của bệnh là gì, cách điều trị ra sao, hãy cùng Sinmax tìm hiểu nhé!

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng trong môi trường, gây ra tình trạng viêm và kích ứng ở lớp niêm mạc mũi.

Các chất gây dị ứng này thông thường luôn xuất hiện quanh cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Khi hít phải những chất này, hệ thống miễn dịch của những người có nhạy cảm sẽ phản ứng. Dẫn đến các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi và tắc nghẽn mũi.

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi khác

Viêm mũi có thể được chia thành nhiều loại, trong đó có viêm mũi dị ứng, viêm mũi do nhiễm khuẩn, viêm mũi vận mạch, do thuốc,… 

Viêm mũi dị ứng và các dạng viêm mũi khác thường có những biểu hiện khác biệt rõ ràng. Cụ thể, bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng xuất hiện nhanh chóng, bất ngờ như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc nghẽn mũi và cảm giác ngứa rõ rệt ở mũi. Những phản ứng này xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng trong môi trường.

Ngược lại, viêm mũi do nhiễm khuẩn hoặc viêm mũi thông thường khác. Người bệnh có thể không trải qua các triệu chứng đột ngột như ở viêm mũi dị ứng, nhưng lại có thể có cảm giác nghẹt mũi nghiêm trọng, mệt mỏi và thậm chí là sốt.

Nguyên nhân

Đây là kết quả của một phản ứng miễn dịch quá mức đối với các chất gây dị ứng trong môi trường. Các nguyên nhân chính bao gồm:

  • Dị nguyên trong không khí: Đây là nguồn gây dị ứng phổ biến nhất, bao gồm phấn hoa từ các loài cỏ, cây hoa và cỏ dại, bụi bặm trong nhà, và lông động vật.
  • Các tác nhân hóa học: Một số sản phẩm hóa học hàng ngày như mỹ phẩm, và chất tẩy rửa cũng có thể gây ra viêm mũi dị ứng ở những người có sự nhạy cảm với các thành phần trong chúng.
  • Thay đổi thời tiết và độ ẩm:Thời tiết lạnh và khô thường làm tăng nguy cơ các triệu chứng viêm mũi, trong khi thời tiết ẩm có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc, một dị nguyên khác gây dị ứng.
  • Yếu tố di truyền: Nếu một hoặc cả hai bậc cha mẹ có các bệnh liên quan đến dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, hoặc bệnh về da như chàm, khả năng cao con cái cũng có nguy cơ cao phát triển tình trạng tương tự. 

Các cách trị viêm mũi dị ứng

Để điều trị bệnh hiệu quả, việc quan trọng hơn cả là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên bạn cũng có thể điều trị, giảm thiểu các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bằng một số cách thông dụng sau.

Duy trì lối sống lành mạnh giảm thiểu viêm mũi dị ứng hiệu quả

Để kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng, việc thực hiện các biện pháp dưới đây là điều không thể thiếu:

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng cách sống lành mạnh

  • Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ miễn dịch. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện sự thoải mái của đường hô hấp.
  • Chăm sóc dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng. Hạn chế thực phẩm có thể gây dị ứng như đậu, hải sản, và sữa cũng vô cùng quan trọng.
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng: Sử dụng máy lọc không khí và giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ. Hạn chế nhất có thể việc tiếp xúc với phấn hoa, bụi nhà, và lông động vật. 
  • Hạn chế khói thuốc lá và ô nhiễm không khí: Khói thuốc lá và các chất ô nhiễm trong không khí có thể kích thích niêm mạc mũi và làm tăng nguy cơ viêm mũi.
  • Dùng khẩu trang khi ra ngoài: Đeo khẩu trang có thể giúp bảo vệ mũi và họng khỏi tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây dị ứng trong không khí.

Sử dụng các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tự nhiên

Sử dụng các phương pháp trị liệu tự nhiên có thể giúp giảm triệu chứng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Dưới đây là một số cách điều trị tự nhiên bạn có thể thử:

  • Dùng nước muối: Nước muối có thể giúp làm ẩm và làm sạch đường hô hấp, giảm viêm và tắc nghẽn mũi. Bạn có thể sử dụng máy phun hơi nước muối hoặc đơn giản là hòa một muỗng cà phê muối biển vào nước ấm để xông hơi hoặc rửa mũi.
  • Dùng mật ong: Mật ong có tính chất chống viêm và kháng khuẩn, có thể giúp làm dịu đau và ngứa mũi. Hòa mật ong vào nước ấm hoặc trộn mật ong vào trà ấm và uống hàng ngày có thể giúp giảm triệu chứng.
  • Uống trà xanh: Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa và kháng viêm tự nhiên, giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể. Giúp giảm triệu chứng và cung cấp sự thoải mái cho đường hô hấp.
  • Tham khảo lựa chọn sản phẩm hỗ trợ bào chế từ thảo dược tự nhiên.

Nếu bạn đang băn khoăn về bệnh lý hoặc muốn tham khảo lựa chọn một sản phẩm xịt mũi hãy liên hệ với tổng đài miễn cước: 1800 2268 để đội ngũ chuyên gia của Famax hỗ trợ bạn nhé!

Share this post:

21

Th11

Tác Dụng Phụ Của Thuốc Xương Khớp ảnh đại Diện (2)

Xương khớp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, giúp cơ thể vận động dẻo dai và linh hoạt. Tuy nhiên, có…

13

Th11

Uong Hoat Huyet Duong Nao Khi Nao 01

Trong cuộc sống hiện đại, căng thẳng và áp lực công việc ngày càng tăng cao, tình trạng suy giảm trí nhớ, đau đầu và…

11

Th11

Tai Sao Uong Thuoc Mat Gan Lai Gay Noi Mun 01

Gan là cơ quan giúp lọc và loại bỏ độc tố. Tuy nhiên, trước các tác động từ môi trường, chế độ ăn uống và…

05

Th11

Nên Uống Thuốc Giải độc Gan Trong Bao Lâu

Có rất nhiều người tìm kiếm câu hỏi trên mạng xã hội "uống thuốc giải độc gan trong bao lâu để có lá gan khỏe…

29

Th10

Có Nên Uống Thuốc Bổ Não Thường Xuyên Không Lợi Ích Và Lưu Ý (1)

Cuộc sống hiện đại với áp lực công việc, học tập, cùng tình trạng căng thẳng kéo dài khiến nhiều người lo lắng về sức…

19

Th9

Dấu hiệu thoái hóa khớp ở người trẻ

Theo chuyên gia, nguyên nhân thoái hoá khớp ở người trẻ chủ yếu đến từ lối sống thiếu khoa học: lười vận động hay vận…