Tìm hiểu các bệnh dễ mắc nhất thời điểm cuối năm để phòng tránh

Các bệnh dễ mắc thời điểm cuối năm thường là cảm cúm, sốt phát ban, nhiễm trùng hô hấp, sởi, viêm da dị ứng… Do thời tiết giao mùa thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường khiến vi khuẩn, virus sinh sôi khiến chúng ta sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Nếu bạn cũng đang thắc mắc tại sao lại dễ mắc bệnh vào thời điểm cuối năm, hãy cùng tham khảo bài viết nhé!

Bệnh giao mùa là gì?

Chúng ta đều biết thời tiết giao mùa, cũng như thời điểm cuối năm là chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại từ lạnh sang nóng. Khi thời tiết thay đổi là cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn, virus sinh sôi và gây bệnh cho chúng ta.

Viêm phổi cũng thuộc các bệnh dễ mắc thời điểm cuối năm-2 Khi giao mùa chúng ta rất dễ bị bệnh

Một yếu tố nữa là thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể chúng ta chưa kịp phản ứng nên dễ bị bệnh. Hoặc những đối tượng như người già, trẻ em, người có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh. Vì vậy các bệnh dễ mắc thời điểm cuối năm là lý do đó. Những bệnh này có thể gây cho chúng ta nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày và công việc. Vì vậy cha mẹ nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản về dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp phòng ngừa những bệnh gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Các bệnh dễ mắc thời điểm cuối năm

Bệnh cảm cúm

Mỗi năm Việt Nam có hàng trăm ngàn người mắc bệnh cúm và thời điểm thường xảy ra là cuối năm khi thời tiết giao mùa. Bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không điều trị kịp thời dẫn tới biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể tử vong.

Khi bị bệnh cúm nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng xấu đi và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ em. Đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi còn sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Để nhận biết triệu chứng của bệnh cúm không dễ bởi vì triệu chứng gần giống với dấu hiệu cảm lạnh thông thường. Chính vì điều này nên nhiều cha mẹ thường bỏ qua dấu hiệu ban đầu. Kể từ khi tiếp xúc với bệnh cúm hai ngày sau trẻ có thể bị ớn lạnh, sốt, đau mỏi cơ và tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Khi điều trị tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, bổ sung dinh dưỡng tăng cường đề kháng và cho trẻ nghỉ ngơi, uống bù nước.

Nên phòng ngừa bằng cách rửa tay bằng nước sát khuẩn và xà phòng thường xuyên. Khi hắt hơi hoặc ho phải lấy tay che miệng và đeo khẩu trang đến nơi công cộng. Điều cần chú ý nên tiêm ngừa cúm mùa hằng năm đây là phương pháp hiệu quả.

Bệnh sốt phát ban

Khi trẻ bị sốt phát ban cha mẹ không nên quá lo lắng bệnh không nguy hiểm chỉ cần nghỉ ngơi và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Có khả năng sốt phát ban bùng thành dịch và có thể biến chứng nguy hiểm nhưng đây chỉ là trường hợp hiếm.

Viêm phổi cũng thuộc các bệnh dễ mắc thời điểm cuối năm-3 Sốt phát ban cũng là bệnh dễ mắc phải thi thời tiết giao mùa

Để nhận biết bệnh sốt phát ban khi có triệu chứng đặc trưng là sốt cao 39 – 39,5 độ C. Điều dễ nhận biết là có nổi những nốt đỏ trên da, thậm chí có thể sưng. Có thể kèm theo những triệu chứng khác như chán ăn, sưng mí mắt, tiêu chảy…

Với trẻ bị sốt phát ban cần đưa trẻ đi khám để loại trừ những bệnh khác. Thông thường được hướng dẫn chăm sóc tại nhà chỉ khi có dấu hiệu chuyển nặng mới nhập viện.

Phương pháp phòng ngừa bệnh sốt phát ban như thế nào? Do bệnh sốt phát ban chưa có vắc xin phòng vì vậy hãy trẻ tránh xa các nguồn bệnh. Nếu trẻ bị bệnh không cho trẻ đến lớp và chăm sóc cũng như bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trẻ khỏe mạnh.

Bệnh viêm da dị ứng

Bệnh viêm da dị ứng cũng là một trong các bệnh dễ mắc thời điểm cuối năm hoặc khi giao mùa. Từ trẻ nhỏ đến người già ai cũng có thể mắc phải bệnh này. Tuy nhiên ở đối tượng trẻ nhỏ dễ mắc hơn do hệ miễn dịch yếu, da của trẻ mỏng manh nên dễ bị hơn. Ở Việt Nam có khoảng 30% số trẻ mắc bệnh viêm da dị ứng. Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa, thời điểm cuối năm và có thể chấm dứt khi trẻ 5 tuổi hoặc có thể kéo dài hơn.

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh viêm da dị ứng sẽ ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ, có thể chảy dịch, phù nề,… Ngoài ra, có một số triệu chứng khác như trẻ sốt, chán ăn, ho và sụt cân.

Nếu trẻ bị sốt phát ban thì cần đưa trẻ đi khám và điều trị đúng theo chỉ định để đạt được hiệu quả.

Việc phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng bằng cách tránh để trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Đồng thời nên vệ sinh nhà cửa, chăn gối, đồ chơi của trẻ sạch sẽ….

Bệnh nhiễm trùng hô hấp

Đây là bệnh cha mẹ cần phải chú ý khi trẻ mắc phải bởi vì nó là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo thống kê hằng năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm trùng hô hấp. Bệnh chủ yếu là viêm phổi và viêm tiểu phế quản.

Để nhận biết triệu chứng nhiễm trùng hô hấp không đơn giản bởi trẻ có thể sốt cao, tím tái quanh môi, bỏ bú hoặc bỏ ăn ho, nhịp thở nhanh, tiếng thở rít. Ngoài ra trẻ có thể quấy khóc, khó thở, chướng bụng đi phân lỏng…

Phương pháp điều trị chỉ nhằm giảm thiểu các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ có những dấu hiệu như trên nên đưa trẻ đi khám bệnh để được theo dõi và xử trí kịp thời.

Để phòng ngừa cần tăng cường hệ miễn dịch, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh. Nên cho trẻ tiêm ngừa vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo giúp trẻ phòng tránh được nhiễm trùng hô hấp cùng các bệnh giao mùa khác.

Bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi vẫn đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Ở Việt Nam là một trong 15 quốc gia có số trẻ em mắc bệnh và tử vong nhiều nhất thế giới. Mỗi năm có khoảng 4.000 trẻ tử vong trong khoảng 2,9 triệu trẻ mắc bệnh.

Viêm phổi cũng thuộc các bệnh dễ mắc thời điểm cuối năm-1 Viêm phổi cũng thuộc các bệnh dễ mắc thời điểm cuối năm

Khi trẻ mắc bệnh viêm phổi dấu hiệu đầu tiên là thở nhanh, sau đó trẻ sẽ ho, sốt, nghẹt mũi, đau bụng, nôn ói và tức ngực.

Khi đưa trẻ đi khám nếu nhẹ bác sĩ có thể hướng dẫn bố mẹ theo dõi, chăm sóc, điều trị tại nhà. Nếu trẻ có những dấu hiệu tăng nặng như mệt, sốt cao và thở nhanh không đáp ứng thuốc điều trị thì cần đưa trẻ đến viện kịp thời.

Bệnh viêm phổi có thể phòng ngừa như tiêm vắc xin đầy đủ và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa cuối năm

Để phòng bệnh cho trẻ tránh mắc phải các bệnh dễ mắc thời điểm cuối năm cần chú trọng chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch. Nên cho trẻ ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Cần tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đây là phương pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Hãy đảm bảo nhà cửa và nơi ở luôn sạch sẽ. Các đồ dùng như chăn, gối, đồ chơi luôn được vệ sinh định kỳ.

Cho trẻ tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi, nâng cao sức khỏe cho trẻ.

Điều đặc biệt khi trẻ bị bệnh nên điều trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc.

Kho thời tiết thay đổi, thời điểm cuối năm chuyển sang mùa lạnh trẻ nhỏ, người già, người có sức đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh. Chúng ta cần biết cách phòng ngừa, chăm sóc người bệnh đúng cách để bệnh không trở nặng. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn có thêm thông tin để chăm sóc gia đình một cách tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *